Mục lục
I. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được hiểu như thế nào
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người bằng hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái với các quy định về việc bắt, giữ, giam người.
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
II. Cấu thành tội phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Chủ thể của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp
Cũng giống như chủ thể của các tội khác thì để xác định chủ thể bị chịu trách nhiệm hình sự của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần xem xét trên hai yếu tố: độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12, 13 Bộ luật hình sự 2015. Tức là đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên đối với các hành vi quy định tại khoản 3 của Điều luật này thì chỉ cần người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khách thể của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật
Khách thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là quyền tự do thân thể của công dân.Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một quyền bất khả xâm phạm của con người. Hiến pháp cũng khẳng định mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể sức khỏe, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.
3. Mặt khách quan của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi : Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Họ cũng có thể đồng thời thực hiện cả ba hành vi. Do đó, căn cứ vào từng hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị truy cứu về hành vi: Bắt người trái pháp luật nếu chỉ thực hiện hành vi đó; giữ người trái pháp luật hoặc giam người trái pháp luật. Tùy từng trường hợp mà định tội cụ thể.
Hành vi bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Không thuộc các trường hợp bắt người hợp quả tang, truy nã hay khẩn cấp. Hình thức bắt người có thể là dùng vũ lực :trói, khóa tay…đe dọa dùng vũ lực bắt người bị bắt đến những nơi mà họ đã định.
Hành vi giữ người trái pháp luật là hành vi giữ người mà không có lệnh theo quy định, giữ người quá hạn hoặc giữ người không thuộc trường hợp bị tạm giữ.
Hành vi giam người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người không đúng theo quy định của pháp luật, giam người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, giam người quá hạn hoặc giam người không thuộc trường hợp bị tạm giam.
Hậu quả của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là dẫn đến xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân. Nhiều trường hợp họ bị dùng vũ lực mà dẫn đến bị tổn hại sức khỏe. Ngoài ra, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật còn gây ảnh hưởng nặng nề về tinh thần của họ và gia đình họ. Trong nhiều trường hợp người bi bắt do quá thời hạn tạm giam, tạm giữ uất ức quá mà tự sát.
Tuy nhiên hậu quả của hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không phải là dấu hiệu để xác định một người có bị phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hay không. Hậu quả này chỉ là dấu hiệu để định khung hình phạt. Bởi mỗi con người sinh ra là họ sẽ được hưởng tài sản quý giá là quyền con người, quyền công dân. Việc xâm phạm tự do thân thể là bất khả xâm phạm. Do vậy, người mà có hành vi phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị coi là bất hợp pháp và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Mặt chủ quan của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật
Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ. Mục đích khi thực hiện tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định. Nhưng nếu người phạm tội đã thực hiện tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật với mục đích rõ ràng và rơi vào các dấu hiệu của tội khác thì tùy từng trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác. Ví dụ: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rồi đánh đập họ cho đến chết thì họ sẽ bị truy cứu về tội giết người.
Nói tóm lại, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu băt buộc của tội bắt,giữ hoặc giam người trái pháp luật . Nếu thuộc dấu hiệu của tội khác thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội khác.
Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương