Các bên trong nhượng quyền thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc một bên gặp vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến lớn đến uy tín và việc kinh doanh của bên còn lại. Do đó khi thực hiện nhượng quyền các bên cần lưu ý đến một số vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Trong phạm vi bài viết công ty luật Winlegal sẽ làm rõ những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật thương mại 2005
2. Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì
– Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
3. Những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền
3.1 Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhượng quyền
– Đăng ký bản quyền từ sớm trước khi nhượng quyền thương hiệu. Đây là bước quan trọng để bảo vệ cho thương hiệu lâu dài.
– Xây dựng được hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng cũng như có hoạt động thanh tra giám sát, áp dụng biện pháp công nghệ thông tin đối với bên nhận nhượng quyền.
– Cần có quy định kỹ càng với bên nhận nhượng quyền về chế tài nếu bên nhận quyền không đảm bảo thực hiện các điều kiện trong hợp đồng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của thương hiệu.
– Chú ý chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
– Hàng hoá, dịch vụ nhượng quyền không nằm trong danh mục cấm kinh doanh tại Việt Nam.
– Chú ý đến xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu nhượng quyền có liên quan đến dịch vụ ăn uống)
3.2 Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhận nhượng quyền
– Cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…
– Cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để xác định rõ hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng của mình; Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận; Hiệu quả đầu tư của hình thức; quy định của luật pháp để đảm bảo việc kinh doanh được hiệu quả.
– Cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: quy định về địa điểm, quy định về vị trí và không gian địa lý, quy định về đầu tư, các quy định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, quy định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, quy định về bảo hiểm tài sản, nhân viên…Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác.
– Cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền.
– Cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền.
– Chi phí nhượng quyền thương hiệu
Trên đây là những giải đáp về vấn đề những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương mại. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My