Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

I. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức 

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức áp dụng đối với từng đối tượng sẽ khác nhau. 3 trường hợp được chia ra đó là cán bộ; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo; công chức giữ chức vụ lãnh đạo. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.”

Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Theo đó,

– Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

– Còn đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì các hình thức kỹ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

– Trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không có hình thức kỷ luật là cách chức.

II. Cán bộ, công chức phạm những lỗi gì sẽ bị cách chức

Cách chức là hình thức kỷ luật khá nghiêm trọng. Vậy thì trong trường hợp nào, cán bộ, công chức sẽ bị cách chức? Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

III. Cán bộ, công chức đã bị cách chức rồi mà vẫn tái phạm thì có bị xử lý bằng hình thức nào khác không?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.”

Theo đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 14/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *