Công chức có bằng thạc sĩ có được tăng lương không?

Công chức có bằng thạc sĩ có được tăng lương không?

1. Điều kiện để trở thành công chức

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức , phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Công chức có bằng thạc sĩ có được tăng lương không?
Công chức có bằng thạc sĩ có được tăng lương không?

2. Quy định về nâng lương thường xuyên

Là nhân viên của nhà nước, công chức được định mức lương dựa trên số năm công tác của bạn. Do đó, năm công tác của bạn tăng thì mức lương của bạn cũng tăng theo. Chế độ nâng lương thường xuyên của công chức được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật.

2.1 Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

2.2 Trường hợp tính vào thời gian xét nâng lương thường xuyên

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về BHXH;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự

2.3 Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau:

Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính;

Từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

– Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

– Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

– Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Công chức có bằng thạc sĩ có được nâng lương không?

Trong thời gian tập sự công chức, bằng thạc sĩ sẽ là một lợi thế về lương cho thực tập sinh. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở lợi thế, bằng thạc sĩ cũng là nền tảng kiến thức cần thiết cho quá trình công tác ở vị trí công chức nhà nước. Do đó, hiện nay một số cơ quan Nhà nước có chính sách cử công chức đi học cao học nhưng phải cam kết làm việc tại cơ quan ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo.

Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ, trong thời gian tập sự, công chức được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

Thế nhưng, nếu trường hợp người tập sự có bằng thạc sĩ thì sẽ được hưởng mức lương cao hơn, là 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.

Ví dụ: Anh A có bằng thạc sĩ Luật học và đang tập sự tại cơ quan B.

Mức lương mà anh nhận được trong thời gian tập sự là 3,711 triệu đồng x 85% = 3,15 triệu đồng/tháng

Nếu chỉ có bằng cử nhân, anh A được hưởng lương là 3,252 triệu đồng x 85% = 2,76 triệu đồng/tháng.

Khi có bằng thạc sĩ, công chức vẫn sẽ sẽ được xếp lương ở bậc 1 theo ngạch công chức.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc có bằng thạc sĩ sẽ giúp công chức hưởng mức lương cao hơn trong thời gian tập sự, nhưng không được hưởng mức cao hơn khi đã chính thức được tuyển dụng vào biên chế.

Tuy nhiên, việc đi học thạc  đối với mọi công chức là cần thiết, giúp công chức nâng cao trình độ chuyên môn, thêm kiến thức để phục vụ công việc.

————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 05/07/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *