Những ai được thăm phạm nhân đang thi hành án

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Những ai được thăm phạm nhân đang thi hành án hình sự.

I. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư, nhận quà và liên lạc với thân nhân bằng điện thoại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
  •  Luật Thi hành án hình sự năm 2019

II. Những người được thăm phạm nhân đang thi hành án

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 182/2019/TT-BQP những người được thăm gặp phạm nhân bao gồm: 

– Ông, bà nội; ông, bà ngoại; 

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng);

– Bố, mẹ nuôi hợp pháp

– Vợ hoặc chồng; 

– Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; 

– Anh, chị, em ruột;

– Anh, chị, em dâu, rể; 

– Anh, chị em vợ (hoặc chồng); 

– Cô dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 

Ngoài ra, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 4 được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Bên cạnh đó, cần chú ý số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.

Như vậy chỉ có người thân mới được vào thăm phạm nhân, còn những người khác muốn được vào thăm thì phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ.

III. Số lần được thăm phạm nhân đang thi hành án

Theo quy định tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì

– Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. 

Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. 

– Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng; 

– Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ

Ngoài ra phạm nhân được gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong ngày do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

IV. Thủ tục thăm gặp

Bước 1: Thân nhân muốn gặp phạm nhân thì mang sổ thăm gặp phạm nhân lên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú  hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân. Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp hoặc trong đơn xin thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Bước 3: Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiểm tra, xác thực các thông tin trong sổ thăm gặp và ký, đóng dấu vào sổ thăm gặp và cho gặp phạm nhân.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề những người được thăm phạm nhân đang thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 24/02/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *