Phân biệt giữa hoãn chấp hành và tạm đình chỉ hình phạt tù

  • Quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù

Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2.Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của pháp luật hình sự.

  • Quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về các trường hợp thi hành tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:

-Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự 2015, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

-Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

  • Điểm khác biệt giữa hoãn thi hành án hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

– Về thời điểm áp dụng biện pháp:

+ Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc người bị xử phạt tù có thể được chuyển thời điểm thi hành án sang một thời điểm khác muộn hơn trong các trường hợp nhất định.

+ Tạm đình chỉ hình phạt tù là việc người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong một số trường hợp nhất định.

Như vậy, thời điểm hoãn chấp hành hình phạt tù là khi người phạm tội chưa bắt đầu thi hành hình phạt tù; còn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do trên mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.

– Về thẩm quyền đề nghị:

+ Hoãn thi hành án thi hành án hình phạt tù là Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan (Khoản 1 Điều 24 LTHAHS năm 2019).

+ Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là do các cơ quan Nhà nước có thẩm  quyền đề nghị: Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (Khoản 1 Điều 36 LTHAHS năm 2019 sửa đổi, hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP).

Bài viết trên đây đã phân biệt giữa hoãn chấp hành và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *