Thế nào là tử hình

1. Tử hình là gì?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.

Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (Theo khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo đó, Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không thi hành án tử hình trong một số trường hợp

Ngoài việc bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên phạm tội, Bộ luật Bộ luật hình sự năm 2015 cũng bổ sung mới quy định: không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn(điểm c khoản 3 Điều 40).

Cơ sở của quy định này là: người phạm tội mang tính vụ lợi thì yếu tố khắc phục hậu quả, thu hồi lại tài sản chiếm đoạt cần được xem là một tình tiết đặc biệt khi thi hành án. Thực tế công tác thu hồi tài sản tham nhũng của nước ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo, tài sản tham nhũng lại vô cùng lớn.

Vì vậy, quy định mới này vừa mang tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, vừa giúp cho công tác thu hồi tài sản được khả thi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô, nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định mang yếu tố tích cực như trên mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình.

3. Quy định xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân

Thực tế thi hành án hình sự đối với phạm nhân tử hình được ân giảm thành  tù chung thân, nếu không quy định họ được tiếp tục xét giảm án sẽ phát sinh một loại hình phạt mới: tù chung thân không giảm án, họ phải chấp hành án đến khi chết. Việc thi hành án vô thời hạn đối với các phạm nhân tạo gánh nặng cho Nhà nước khi phải bảo đảm các điều kiện để thi hành án phạt tù suốt đời đối với những người này trong trại giam.

Mặt khác, việc thi hành án suốt đời sẽ làm cho người bị kết án không có động lực để phấn đấu, cố gắng trở thành người có ích, nảy sinh tâm lý cực đoan, tiêu cực, có thể dẫn đến việc họ thực hiện các hành vi nguy hiểm khác như: gây rối, chống phá trại giam, tự vẫn hoặc bỏ trốn, đánh nhau…

Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung quy định cho phép người bị kết án tử hình được ân giảm tiếp tục được xét giảm là hết sức đúng đắn, cần thiết. Tuy nhiên, điều kiện để xét giảm án của những người này chặt chẽ hơn so với người bị kết án tù chung thân khác, đó là: thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần thì vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.

Quy định trên đây thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta; chú ý đến những đặc điểm, sinh lý của người chưa thành niên và phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ thời điểm phạm tội.

Bài viết trên đây đã phân tích ngắn gọn thế nào là tử hình mà bạn quan tâm.Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *