Khái niệm và bản chất của phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là điều cần thiết đối với mỗi người khi gặp phải nguy hiểm. Việc phòng vệ chính đáng sẽ được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thì phòng vệ chính đáng cũng phải có mức độ. Nếu vượt quá thì sẽ phạm vào tội theo quy định của bộ luật hình sự. Vậy thì phòng vệ chính đáng được hiểu như thế nào? Bản chất của phòng vệ chính đáng là gì?

1. Phòng vệ chính đáng là gì?

Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra cho ta khái niệm về phòng vệ chính đáng như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Thông thường nhà nước không cấp quyền tự xử lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi quyền và lợi ích của những chủ thể nên trên bị xâm phạm trái pháp luật; họ phải căn cứ theo pháp luật đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp bách, để bảo vệ một cách kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của họ; Bộ luật Hình sự năm 2015 cho phép cá nhân được quyền chống trả gây thiệt hại nhất định cho người đang có hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích nói trên..

Phòng vệ chính đáng là một quyền được pháp luật trao cho mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân dùng quyền đó để tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình. Hoặc, mỗi cá nhân có thể dùng quyền đó để bảo vệ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

2. Bản chất của phòng vệ chính đáng

Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng.

Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công:  vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn khái niệm và bản chất của phòng vệ chính đáng mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *