Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nhiều đến cụm từ “khước từ tài sản hay từ chối tài sản”, vậy giấy này có kiểu mẫu và giá trị ra sao? Trong bài viết này, công ty luật Winlegal xin được gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản về giấy Khước từ tài sản.
Mục lục
1. Khái niệm chung
Khước từ tải sản hay từ chối tài sản là thuật ngữ chỉ loại văn bản thể hiện việc từ chối – không nhận đó là tài sản của mình. Việc khước từ tài sản là cách gọi thông thường thể hiện ý chí của người được nhận tài sản đã từ chối nhận tài sản, thông thường việc từ chối này được thể hiện chủ yếu ở lĩnh vực thừa kế (tài sản là di sản thừa kế) hoặc của việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó một người không nhận tài sản là của mình hay còn gọi là xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Cụ thể như sau:
– Đối với việc từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự: Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Từ chối nhận di sản (Khước từ tài sản) được hiểu là một người được người chết để lại di sản và chỉ định được hưởng phần di sản thừa kế của người chết để lại hoặc trường hợp người được hưởng di sản thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng họ đã có văn bản từ chối nhận di sản mà đáng lẽ mình được hưởng này trước thời điểm phân chia di sản. Trừ trường hợp việc việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Đối với việc khước từ tài sản trong quan hệ Hôn nhân và gia đình: Căn cứ Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Vợ chồng có thể thỏa thuận xác định tài sản riêng trước và trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản được tăng cho riêng, thừa kế riêng… và việc xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân phải được các bên thỏa thuận và xác lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Điều này cũng ngầm hiểu rằng, đối với những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà hai vợ chồng thỏa thuận rằng đó là tài sản riêng của một người thì cũng đồng nghĩa với việc người còn lại mặc định thừa nhận tài sản đó không phải là tài sản chung của vợ, chồng.
2. Khước từ tài sản có phải công chứng/chứng thực ?
Có 2 trường hợp từ chối tài sản thường xẩy ra đó là từ chối tài sản thừa kế và từ chối tài sản trong hôn nhân.
– Đối với trường hợp đầu tiên về tài sản thừa kế Khoản 2 Điều 620 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Vậy là quy định này không bắt buộc việc khước từ di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực mà chỉ cần lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để những người này biết là được.
– Đối với trường hợp thứ 2 về từ chối tài sản trong Hôn nhân và gia đình: Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình, văn bản về việc thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc khước từ tài sản trong trường hợp này phải được công chứng hoặc chứng thục và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
3. Mẫu văn bản từ chối và thỏa thuận phân chia tài sản chung
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hay thỏa thuận phân chia tài sản chung, tuy nhiên căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự cũng như văn bản pháp luật chuyên ngành về công chứng, chứng thực dưới đây Luật Winlegal xin gửi tới bạn đọc mẫu từ chối nhận di sản thừa kế và mẫu thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng. Mời bạn đọc tham khảo:
Mau-tu-choi-nhan-di-san-thua-ke-moi-nhat
van-ban-thoa-thuan-tai-san-chung-vo-chong_2611082242_3003224238_0711134407
Trên đây là những thông tin cơ bản về khước từ – từ chối tài sản, mọi thắc mắc xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Chuyên viên: Huyền Vũ